Điều kiện miễn thi Tiếng Anh

VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ, CHỨNG NHẬN ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN TRÌNH ĐỘ B1 VÀ B2
(Kèm theo Quyết định số 21/QĐ-ĐHQG ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 2251/ĐHQG-ĐT ngày 09 tháng 11 năm 2022 về việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam)

Chứng chỉ hoặc chứng nhận được công nhân ngoại ngữ đầu vào trình độ thạc sĩ và tiến sĩ theo khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam.
Chứng chỉ hoặc chứng nhận có thời hạn 02 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày phỏng vấn chuyên môn, được cấp bởi cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Trình độ thạc sĩ: Chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ đầu vào đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương B1 theo CEFR) của các cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Trình độ tiến sĩ: Chứng chỉ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương B2 theo CEFR).
Bảng tham chiếu mức điểm tối thiểu một số chứng chỉ Ngoại ngữ tương đương Bậc 3, Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam như sau:
1. Tiếng Anh
1.1. Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam

IELTS

(BC, IDP, CambridgeESOL)

TOEFL

(ETS)

TOEIC

(4 kĩ năng)

(ETS)

Cambridge Exam

(Cambridge ESOL)

Aptis

(BC)

Bậc 3
chuẩn

dự tuyển

4.5

460 ITP

40 iBT

Reading 275

Listening 275

Speaking 120

Writing 120

A2 Key 140

B1 Preliminary: 140

B2 First: 140

B1 Business Preliminary 140

B2 Business Vantage: 140

 

B1

(General)

Bậc 4
chuẩn

tốt nghiệp

5.5

46 iBT

Reading: 384

Listening: 400

Speaking: 160

Writing: 150

B1 Preliminary: 160

B2 First: 160

C1 Advanced: 160

B1 Business Preliminary 160 B2 Business Vantage: 160

C1 Business Higher: 160

B2

(General)

Cơ sở tổ chức thi và cấp chứng chỉ: căn cứ theo Điều 5, Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT ngày 26/07/20222 danh sách các đơn vị được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài được cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo:
- Đơn vị được phép cấp chứng chỉ: Theo cập nhật Cục Quản lý chất lượng 

- Mẫu chứng chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 5023/QĐ-BGDĐT ngày 30/11/2017


2. Một số ngoại ngữ khác

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng

Đức

Tiếng

Trung

Tiếng

Nhật

Tiếng Hàn

Bậc 3
chuẩn

dự tuyển

ТРКИ-1

DELF B1

TCF B1

Goethe-Zertifikat B1, TELC Deutsch B1,

DSD I, ÖSD -Zertifikat B1, TestDaF-TDN3, ECL B1

HSK

Bậc 3

JLPT N4

NAT-TEST 3Q J-TEST (400)

TOPIK II

(Bậc 3)

Bậc 4
chuẩn

tốt nghiệp

ТРКИ-2

DELF B2

TCF B2

Goethe-Zertifikat B2,

TELC Deutsch B2,

DSD II (Viết/nói: 8-11 điểm; Nghe/đọc: 8-13 điểm)

ÖSD -Zertifikat B2,

TestDaF-TDN4, ECL B2

HSK

Bậc 4

JLPT N3

NAT-TEST 2Q (100)

J-TEST (600)

TOPIK II

(Bậc 4)

Cơ sở tổ chức thi và cấp chứng chỉ: căn cứ theo Điều 5, Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT ngày 26/07/20222 danh sách các đơn vị được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài được cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Các trường hợp miễn thi ngoại ngữ khác
a) Người dự tuyển là công dân Việt Nam được miễn thi ngoại ngữ khi có một trong những minh chứng sau:

- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là ngôn ngữ của môn thi ngoại ngữ, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài là Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn.

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ nước ngoài (gồm các môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành; kiến thức bổ trợ và luân văn/đồ án/khóa luận) được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận.

b) Người dự tuyển là công dân nước ngoài, lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định ngoại ngữ của CSĐT (nếu có). Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ”.
4. Tham gia kỳ thi ngoại ngữ
Nếu không có các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận nêu trên, thí sinh phải tham gia kỳ thi môn ngoại ngữ do Trường Đại học Kinh tế - Luật tổ chức trong các đợt tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ hàng năm.