Ngành Thương mại điện tử

1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên ngành đào tạo:        

Tiếng Việt:          Thương mại điện tử

Tiếng Anh:          E-commerce

Mã ngành đào tạo:          8340122

Hình thức đào tạo:           Chính quy

Thời gian đào tạo:            2 năm

Số tín chỉ yêu cầu:            60 tín chỉ

Địa điểm đào tạo:             Trường Đại học Kinh tế Luật 669 Quốc lộ 1A, KP6, Phường Linh Xuân, TP Thủ Đức, TP HCM; Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II, số 45, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.

2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử (TMĐT) trình độ thạc sĩ được xây dựng theo định hướng nghiên cứu nhằm cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số; có năng lực công bố khoa học, có đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn cao, có năng lực quản lý trong môi trường toàn cầu nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong thời đại kỷ nguyên số.

Mục tiêu cụ thể

  Cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu khoa học, công nghệ mới để tích hợp vào hệ thống TMĐT và đánh giá vấn đề thực tiễn trong nghề nghiệp. Hiểu về môi trường pháp lý, an toàn và bảo mật hệ thống TMĐT. Học viên có kỹ năng thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống TMĐT để hỗ trợ mục tiêu kinh doanh và dịch vụ như tự khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, công ty, tập đoàn.

  Kỹ năng làm việc độc lập cũng như sáng tạo trong lĩnh vực TMĐT, giải quyết vấn đề và phát triển cơ hội thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Hiểu biết về công nghệ phần mềm và các công cụ bảo mật để hỗ trợ hoạt động TMĐT và chuyển đổi số các quy trình doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược, thực hiện dự án chuyển đổi số và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng TMĐT. Có kỹ năng nghiên cứu và quản trị rủi ro trong lĩnh vực TMĐT và chuyển đổi số.

  Chương trình cung cấp cho học viên có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành TMĐT; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao; có khả năng đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực TMĐT; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn trong TMĐT cũng như năng lực công bố quốc tế.

3. Vị trí làm việc của người học sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở những vị trí sau:

• Trở thành giảng viên giảng dạy các học phần thuộc ngành TMĐT ở các trường đại học và cao đẳng.

• Chuyên gia xây dựng giải pháp và chiến lược kinh doanh thương mại điện tử (Expert in building e-commerce business strategies and solutions).

• Nhà quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử (E-commerce business administrator).

• Nhà khoa học dữ liệu và phân tích thương mại điện tử (Data Scientist and Ecommerce Analyst).

• Nhà quản trị chuyển đổi số (Digital transformation manager).

• Chuyên gia cao cấp về phân tích dữ liệu số (Senior expert in digital data analytics).

• Chuyên gia về giải pháp AI cho thương mại điện tử (Expert in AI solutions for ecommerce).

• Chuyên gia phân tích và dự báo xu hướng chuyển đổi số (Expert in analyzing and forecasting digital transformation trends).

• Làm chủ các doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.

• Nghiên cứu viên ở các học viện, trường đại học trong và ngoài nước.

• Chuyên gia tư vấn, triển khai và vận hành các dịch vụ công trong lĩnh vực thương mại điện tử và các ngành gần.